CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5 GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯

Số:  13 /KH-THPTNL5 Nghi Lộc, ngày 10 tháng 9  năm 2020

 

KẾ HOẠCH

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT NGHI LỘC 5

GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

¯¯¯¯¯¯

Để thực hiện đường lối đổi mới giáo dục, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến sự nghiệp đổi mới Giáo dục Việt Nam:

Luật số 43/2019/QH14, ban hành ngày 14/6/2019 Luật Giáo dục Việt Nam.

Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế;

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020;

Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 19/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025;

Trên cơ sở đó, đòi hỏi các cơ sở giáo dục nói chung và các trường THPT nói riêng phải xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển của từng nhà trường trong từng thời kỳ, từng giai đoạn để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã giao phó.

Trường THPT Nghi Lộc 5 xây dựng Kế hoạch chiến lược phát triển giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là sự tiếp nối của Chiến lược phát triển trường THPT Nghi Lộc 5 giai đoạn từ 2015 – 2020 trước đây.

Trường THPT Nghi Lộc 5 được thành lập theo quyết định 2834/QĐ-UBND.VX ngày 07/8/2006 của UBND tỉnh Nghệ An. Nhà trường hiện nay có quy mô trường loại I, các năm vừa qua chất lượng đào tạo của nhà trường ngày càng được nâng cao nên đã tạo được niềm tin ở phụ huynh và học sinh.

Đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội đối với chất lượng giáo dục, đội ngũ sư phạm trường THPT Nghi Lộc 5 luôn nhiệt tình và tâm huyết với nghề nghiệp, ứng dụng công nghệ thông tin, cải tiến phương pháp dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Đào tạo các thế hệ học sinh thành đạt, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của nhà trường và hoạt động của Ban Giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong nhà trường.

Xây dựng và triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển của trường THPT Nghi Lộc 5 là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nhà trường. Tập thể sư phạm nhà trường quyết tâm xây dựng nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, góp phần xây dựng ngành giáo dục huyện Nghi Lộc nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

  1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
  2. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG
  3. Học sinh

1.1. Điểm mạnh

– Học sinh của trường thuộc vùng nông thôn đa số các em chăm và ngoan.

– Hầu hết cha mẹ học sinh quan tâm, chăm lo đến việc học tập và rèn luyện của con em mình.

– Ban đại diện cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất để hỗ trợ học sinh, nhất là những học sinh nghèo vượt khó học giỏi hàng năm.

1.2. Hạn chế

-Điểm tuyển sinh đầu váo thấp.

– Sự phân hóa tương đối lớn giữa học sinh giỏi và học sinh yếu

– Một số cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến việc học tập và rèn luyện của con em, chưa phối hợp với nhà trường để giáo dục các em thành con ngoan, trò giỏi.

1.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

– Chất lượng dạy và học của nhà trường không cao do có học sinh hệ công lập tự chủ.

– Một số học sinh chưa được gia đình quan tâm đúng mức, có những hành vi, ứng xử chưa đúng, cố ý làm trái với nội quy của nhà trường và đã làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá xếp loại hạnh kiểm.

  1. Giáo viên

2.1. Điểm mạnh

– Giáo viên nhiều kinh nghiệm trong việc giảng dạy và giáo dục học sinh. Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, ham học hỏi, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.

– 100% giáo viên đạt chuẩn, 11,5% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy.

– Giáo viên của trường tận tâm với công việc, tận tụy vì học trò, nhiệt tình, gắn bó và mong muốn nhà trường ngày càng phát triển.

2.2. Hạn chế

– Đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường còn ít.

– Giáo viên luân chuyển công tác nhiều.

– Việc ứng dụng công nghệ thông tin của một số giáo viên còn hạn chế.

– Giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy cũng như giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

– Hạn chế trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh mũi nhọn xét tuyển vào các trường đại học.

– Việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng như quá trình áp dụng các hình thức đổi mới sinh hoạt chuyên môn lẫn công tác phong trào còn gặp nhiều khó khăn.

  1. Cơ sở vật chất, thiết bị

3.1. Điểm mạnh

– Phòng học và các phòng chức năng được sửa chữa và nâng cấp kiên cố, phòng học đạt chuẩn, thông thoáng.

– Thiết bị dạy học được đầu tư đầy đủ, phòng thí nghiệm, thực hành ngày càng đầy đủ các thiết bị để phục vụ cho công tác dạy và học.

– Các phòng làm việc được trang bị máy móc đầy đủ.

3.2. Hạn chế

– Công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học còn hạn chế, phong trào tự làm đồ dùng dạy học chưa được phát huy.

– Phương tiện hỗ trợ dạy và học đã được trang bị nhưng khả năng vận dụng của giáo viên còn yếu nên chưa khai thác hết công năng của các thiết bị mới.

3.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

Hoạt động dạy học chưa được phát huy tối đa; việc khai thác tiềm năng của học sinh chưa đạt hiệu quả cao nhất.

  1. Thông tin

4.1. Điểm mạnh

– Khả năng tiếp nhận thông tin, truy cập, xử lý thông tin đã đáp ứng được các yêu cầu trong công tác quản lý và dạy học.

– Thông tin phản hồi giữa nhà trường và gia đình kịp thời, chính xác.

4.2. Hạn chế

Việc lưu trữ thông tin của một vài bộ phận chưa tốt, việc sắp xếp hồ sơ lưu trữ của nhân viên Văn thư, thư viện chưa khoa học và chưa có hệ thống.

4.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

Tìm kiếm, truy cập thông tin về giáo viên, học sinh cũng như các số liệu hàng năm của nhà trường còn chậm nên phần nào đã làm ảnh hưởng đến tiến độ của các báo cáo lên cấp trên.

  1. Tài chính

5.1. Điểm mạnh

– Tài chính của nhà trường được công khai minh bạch, rõ ràng, đầy đủ. Quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường được bổ sung, điều chỉnh theo từng năm cho phù hợp với quy định của pháp luật và được thông qua tại Hội nghị viên chức đầu mỗi năm học.

– Không có tình trạng lạm thu trong nhà trường.

5.2. Hạn chế

Kinh phí cho các hoạt động phong trào trong nhà trường còn hạn hẹp.

5.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

Hạn chế trong công tác tổ chức các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm và các hoạt động phong trào trong nhà trường.

  1. Tổ chức dạy học

6.1. Điểm mạnh

– Thực hiện chương trình giáo dục, kiểm tra đánh giá theo đúng quy chế và đúng tiến độ.

– Kết quả học tập của học sinh ngày càng tốt hơn, trên 70% học sinh đạt khá, giỏi.

– Các bộ môn hoạt động đều tay nhất là các tổ bộ môn GDCD, Lịch sử; Sinh học; Văn.

6.2. Hạn chế

– Thực hiện đổi mới phương pháp chưa đồng bộ, một số ít giáo viên còn lúng túng trong việc áp dụng phương pháp mới.

– Một số nhóm bộ môn chưa thật sự đầu tư vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

– Một số ít giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, quản lý học sinh chưa tốt, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp còn thấp.

– Quản lý học sinh phần lớn là nhờ vào BCH Đoàn trường, không có giáo viên chuyên trách, nhà trường còn thiếu cán bộ quản lý phụ trách mảng nền nếp học sinh.

6.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

– Chưa có điều kiện đáp ứng nhu cầu của học sinh giỏi và chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh chưa ngoan, lười học.

– Chưa quản lý tốt các đối tượng học sinh vi phạm nội quy nhà trường.

  1. Lãnh đạo và quản lý

7.1. Điểm mạnh

– Có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với trường, hết lòng vì tập thể và học sinh.

– Được sự tín nhiệm và tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường.

– Nhiệt tình, năng động, làm việc đúng quy chế và có kế hoạch, phương pháp làm việc khoa học.

– Dự báo được tình hình, kiên quyết và nghiêm túc trong công tác.

– Quan tâm chăm sóc đến đời sống cán bộ, giáo viên và nhân viên.

7.2. Hạn chế

– Một số cán bộ tổ chuyên môn chưa có giải pháp phù hợp để khai thác và phát huy năng lực của giáo viên.

7.3. Ảnh hưởng đến hoạt động của nhà trường

– Chưa khai thác và phát huy hết năng lực của từng giáo viên.

– Quá trình theo dõi, đánh giá viên chức và công tác thi đua khen thưởng đôi khi chưa sát, chưa đầy đủ.

  1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

8.1. Đội ngũ giáo viên

Stt Tổ chuyên môn Chuyên môn Giáo viên Đảng viên Biên chế

 

Trình độ

 

Tổng số Nữ Hợp đồng Hợp đồng Thạc sĩ Đại học
1 Toán – Tin Toán học 9 3 4     2  
Tin học 4 2 2     1  
2 KHTN Vật lý 5 3 4     0  
Hóa học 4 3 2     1  
CN lý 1 1 0     0  
Sinh học 3 2 3     2  
3 KHXH TD-QP 5 1 1        
Địa 3 1 1     1  
 GDCD 3 3 2        
Lịch sử 3 3 2     2  
4 Văn – ANh  Văn 7 5 4     2  
 Tiếng Anh 6 5 4     1  
TỔNG 52 32 29      12  

 

 

8.2. Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên

Tổng số Nữ Đảng viên Biên chế Hợp đồng ĐH
1 Cán bộ quản lý 3 0 3 3 0 3  
2 Thiết bị 2 1 1 2 0 2  
3 Kế toán 1 1 0 1 0 1  
4 Văn thư 1 1 0 1 0 1  
5 Thư viện- Thủ quỹ 2 2 1 2 0 2  
6 Y tế 1 1 0 1 0 0 1
7 Phục vụ 1 1 0 0 1 0  
8 Bảo vệ 1 0 0 0 1 0  
Tổng   12 7 5 10 2 6 1
  1. Chất lượng học sinh

Năm học: 2015-2016

 

Lớp số HS Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
10 307 205 88 13 1 26 140 132 9
11 307 203 88 10 6 45 180 70 12
12 306 223 79 4 0 31 203 72 0
TS 920 632 255 27 7 102 523 274 21

Học sinh giỏi cấp tỉnh  ; Tỷ lệ tốt nghiệp THPT:  100  %

Năm học 2016 – 2017

Lớp

 

số HS

 

Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
10 306 198 88 19 1 17 160 114 15
11 287 191 85 10 1 38 169 77 3
12 301 231 65 4 1 53 197 50 1
TS 894 620 238 33 3 108 526 241 19

Học sinh giỏi cấp tỉnh :; tỷ lệ tốt nghiệp THPT:  100  %

Năm học 2017 – 2018

Lớp số HS Hạnh kiểm Học lực
    Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
10 294 188 91 8 0 36 166 85 0
11 299 194 81 8 3 19 172 89 6
12 283 197 81 3 0 37 186 58 0
TS 876 579 253 19 3 92 524 232 6

Học sinh giỏi cấp tỉnh: 13    tỷ lệ tốt nghiệp THPT:  100  %

 

 

Năm học 2018 – 2019

Lớp số HS Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
10 330 212 96 14 3 41 168 103 13
11 287 189 90 3 2 48 172 64 0
12 282 198 81 2 0 49 210 22 0
TS 899 599 267 19 5 138 550 189 13

 

Học sinh giỏi cấp tỉnh: 13 ; tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 98,9 %

Năm học 2019 – 2020  

Lớp số HS Hạnh kiểm Học lực
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
10 324 212 102 5 5 31 189 102 2
11 318 203 90 18 2 53 171 83 6
12 282 208 70 1 0 81 166 32 0
TS 924 623 262 24 7 165 526 217 8

Học sinh giỏi cấp tỉnh: 13 ; tỷ lệ tốt nghiệp THPT: 99,7 %

Cơ sở vật chất

Khuôn viên nhà trường với tổng diện tích là 28.204,0 m2, thửa đất số 17848.20.900 tờ bản đồ số 20 tại Xóm 12 – Xã Nghi Lâm – Huyện Nghi Lộc – Tỉnh Nghệ An. Có giấy chứng nhận được Sở tài nguyên và môi trường cấp mang mã số AE 241707 ngày 04/05/2006. Diện tích trung bình tính theo đầu học sinh đạt 32,05 m2/học sinh, đảm bảo cho việc học tập và vui chơi.

Nhà trường có khu sân chơi, bãi tập chung với diện tích khoảng 6.400m2 chiếm khoảng 22,7% tổng diện tích mặt bằng, có cây xanh bóng mát, luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ làm tăng thêm nét mỹ quan trường học và phục vụ tốt các hoạt động vui chơi, luyện tập thể chất. Hệ thống sân chơi bãi tập đủ theo quy định: 02 sân bóng chuyền; 01 sân bóng đá; hố nhảy thể dục đầy đủ

Số phòng học của nhà trường hiện có 24 phòng học , 01 phòng máy chiếu và 01 phòng học bộ môn Tiếng Anh đủ để học một ca, trong các phòng học đảm bảo đủ các điều kiện, thoáng mát, đủ ánh sáng, bàn ghế học sinh, bàn ghế giáo viên, bảng, quạt điện, sắp xếp đúng quy cách khoa học, hàng năm ban lao động cơ sở vật chất đã làm tốt công tác bàn giao tài sản, tu sửa hư hỏng kịp thời. Trong đó số phòng có diện tích 50m2 là 24 phòng, chia đều cho ba khối, Khối 10: 8 phòng, Khối 11: 8 phòng, Khối 12: 8 phòng, các phòng phục vụ học tập và làm việc đảm bảo diện tích theo quy định, được trang bị đầy đủ bàn ghế và thiết bị theo quy định

Khối phòng học bộ môn: Phòng thực hành thí nghiệm tổng số: 03 (diện tích: 100m2/1 phòng),  trong đó: Thực hành Lý: 01; Thực hành Hóa: 01; Thực hành Sinh: 01;  Các phòng thực hành trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết, đảm bảo cho công tác dạy học, bên cạnh phòng thực hành thí nghiệm có phòng kho chuẩn bị và bảo quản các dụng cụ, thiết

Trường có 1 phòng thư viện với diện tích 125m2 với 4.947 cuốn sách, trong đó sách giáo viên và giáo khoa 1.128, sách tham khảo 3.819.Thư viện cơ bản phát huy tốt tác dụng, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập. Nhà trường có 04 đầu báo và tạp chí các loại (Mỗi quý đặt báo, tạp chí khoảng: 2.400.000đ). Hằng năm nhà trường đã tiến hành mua bổ sung sách báo, tài liệu tham khảo,… để phục vụ tốt hơn cho GV và HS.

– Phòng y tế: 01 phòng (25 m2);

– Phòng Đoàn: 01 phòng (50 m2);

– Khu nhà Hiệu bộ, trong đó:

+ Phòng Hội đồng: 01

+ Phòng Hiệu trưởng: 01

+ Phòng Phó Hiệu trưởng: 01

+ Phòng Công đoàn: 01

+ Phòng Kế toán: 01

+ Phòng Văn thư: 01

+ Phòng tiếp công dân, giao ban: 01

Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy và học.

  1. MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI
  2. Cơ chế, chính sách, pháp luật

– Văn kiện Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.

– Luật số 43/2019/QH14, ban hành ngày 14/6/2019 Luật Giáo dục Việt Nam.

– Chỉ thị số 40/2004/CT-TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng, về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTG ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005 – 2010”.

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020.

Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 19/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017 – 2025

– Điều lệ trường trung học sơ cở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT.

– Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/6/2006 của Chính phủ quyết định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

– Nghị quyết 22/2017/NQ-HĐND ngày 22/12/2017của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An, Sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Nghị quyết số 70/2012/NQ-HĐND phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo Nghệ An

1.1. Thuận lợi

– Đảng và Nhà nước nhận thức rõ sự tất yếu, cần thiết và quyết tâm cao trong việc đổi mới giáo dục, không những thể hiện trên quan điểm mà còn đề ra mục tiêu và một số giải pháp phát triển giáo dục.

– Phương thức quản lý giáo dục lấy cơ sở làm trung tâm, cùng với cơ chế tự quản, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhân sự và tài chính. Mở ra cho nhà trường hướng đi thông thoáng, năng động, có trách nhiệm trong việc xây dựng định hướng phát triển nhà trường.

– Tận dụng tính đổi mới và sáng tạo của cơ sở giáo dục cộng với thực hiện quyền tập trung dân chủ cao độ là động lực quan trọng giúp cho cơ sở giáo dục có một sức mạnh để phát triển nhà trường.

1.2. Khó khăn

Phương thức quản lý lấy cơ sở làm trung tâm tạo ra những thách thức cho cán bộ quản lý nhà trường.

  1. Kinh tế

2.1. Thuận lợi

Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu thế toàn cầu hóa tạo ra những cơ hội:

– Thúc đẩy nhanh phát triển giáo dục; trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất ngày càng được hoàn thiện và hiện đại, đáp ứng các yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

– Mọi người có cơ hội phát triển và đóng góp như nhau, phát huy được tính sáng tạo của mỗi thành viên trong hội đồng sư phạm nhà trường.

– Khả năng đóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo dục cao hơn.

2.2. Khó khăn

– Yêu cầu về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực phục vụ cho giáo dục thì nhiều nhưng kinh phí thì có hạn.

– Năng lực và khả năng hợp tác của mỗi người khác nhau tùy thuộc nhiều yếu tố.

– Chế độ chính sách theo quy định chung còn cứng nhắc, chưa linh động, thông thoáng, nên rất khó áp dụng vào hoạt động của đơn vị.

2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường

– Lãnh đạo nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện chế độ bồi dưỡng, chi hỗ trợ cho giáo viên, nhân viên khi thực hiện các công việc phục vụ cho công tác dạy và học. Hiện nội dung những công việc đó không có quy định trong văn bản hiện hành.

  1. Văn hóa

3.1. Thuận lợi

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên thân thiện, đoàn kết, có ý thức xây dựng nhà trường, luôn có tinh thần hợp tác và tin cậy lẫn nhau.

– Đội ngũ cán bộ, giáo viên có ý thức cầu tiến, vươn lên và mong muốn được đổi mới để phát triển nhà trường.

– Đội ngũ biết tôn trọng lẫn nhau và luôn hướng về giá trị đích thực; giản dị trong sinh hoạt, trung thực, thẳng thắn trong công việc, nói và làm gắn liền với thực tiễn.

– Ý thức tốt việc xây dựng nền nếp, tác phong, kỷ luật. Lãnh đạo nhà trường đã quan tâm đến các mối quan hệ thân thiện giữa người với người và con người với môi trường.

3.2. Khó khăn

Ảnh hưởng tiêu cực bên ngoài xã hội đã tác động vào nhà trường, tạo nên sức ì trong quá trình hình thành nếp sống văn hóa nhà trường.

3.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường

– Nhận thức và hành động của các thành viên trong nhà trường còn nhiều khoảng cách nên đã tạo ra những khó khăn cho việc xây dựng một nếp sống văn hóa nhà trường.

– Thái độ bàng quan của một số người ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì hình ảnh tốt về văn hóa nhà trường

  1. Xã hội

4.1. Thuận lợi

– Dư luận xã hội đồng tình với quan điểm của nhà trường trong việc xây dựng phong trào “Dân chủ – Kỷ cương – Tình thương – Trách nhiệm”;

– Sự phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội đã nâng cao hiệu quả giáo dục và thúc đẩy khả năng hợp tác, cải thiện mạnh mẽ văn hóa ứng xử, giao tiếp trong nhà trường.

4.2. Khó khăn

Sự phát triển của công nghệ thông tin và mặt trái của nó ảnh hưởng không nhỏ đến một bộ phận học sinh làm ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng học tập, rèn luyện và sức khỏe của học sinh.

4.3. Ảnh hưởng đến hoạt động nhà trường

Quản lý học sinh rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội. Mối quan hệ này phải thực sự gắn bó nếu không rất khó quản lý giờ giấc học tập của các em.

III. KẾT LUẬN CHUNG

Qua phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, trường THPT Nghi Lộc 5 nhận thấy:

  1. Về thời cơ

– Có sự tín nhiệm cao của học sinh và sự tin tưởng của cha mẹ học sinh.

– Đội ngũ giáo viên phần lớn có thâm niên, tay nghề vững vàng bên cạnh đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm tốt và có tinh thần ham học hỏi.

– Học sinh nhìn chung chăm ngoan, nguồn tuyển sinh vào lớp 10 ổn định, chất lượng giáo dục của nhà trường tăng theo từng năm.

– Nhà trường đạt được những thành tích rất đáng khích lệ, chính quyền các cấp, cha mẹ học sinh và nhân dân đánh giá cao, trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, các cấp ủy Đảng và Chính quyền địa phương.

– Đảng, Nhà nước và Ngành từng bước đổi mới Giáo dục và Đào tạo đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại.

– Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là công nghệ thông tin.

  1. Thách thức

– Chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới bắt đầu áp dụng vào năm học 2022 – 2023 cho lớp 10.

– Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

– Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện của nền giáo dục.

– Duy trì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy một cách thường xuyên, vận dụng trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo và lòng khát khao cống hiến của giáo viên, nhân viên.

– Học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phải đáp ứng kỳ vọng của nhân dân và của xã hội.

– Môi trường giáo dục, văn hóa, đời sống, lối sống của một bộ phận không nhỏ của thanh thiếu niên và người lớn ngoài xã hội tiềm ẩn nhiều yếu tố tiêu cực, trình độ dân trí của một bộ phận cha mẹ học sinh còn thấp chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập và rèn luyện của con em.

  1. Đánh giá những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2015 – 2020

3.1. Những mặt đạt được

– Hiệu quả giáo dục ổn định so với các trường trong khu vực (hàng năm trên 99% học sinh tốt nghiệp THPT, và trên 90% học sinh có nguyện vọng xét tuyển đậu đại học)

– Quy mô trường, lớp đáp ứng được nhu cầu dạy và học.

– Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang, môi trường dạy học được cải thiện, trang thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu cho việc đổi mới phương pháp dạy học.

– Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết, quan tâm chăm lo cho học sinh; cố gắng để đổi mới phương pháp dạy học, đã chú trọng nhiều đến thực hành (Lý, Hóa, Sinh), hưởng ứng tích cực phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

– Phối hợp khá hiệu quả ba môi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội.

– Công khai, minh bạch và sử dụng nguồn lực có hiệu quả, đặc biệt là nguồn tài lực, thu, chi cụ thể, rõ ràng, đúng quy định của pháp luật, trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

– Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cốt cán của nhà trường có trách nhiệm, tâm huyết, có ý thức cầu tiến, mong muốn được đổi mới để phát triển nhà trường.

– Các đoàn thể phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ tích cực cho nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.

3.2. Những nội dung chưa đạt được và nguyên nhân

3.2.1. Một số nội dung chưa đạt được

  1. a) Về học sinh

– Một số học sinh chưa chủ động, chưa thực sự cố gắng trong học tập, chưa có phương pháp học tập thích hợp, còn học lệch, nên kết quả học tập chưa cao, hàng năm còn có học sinh thi lại và lưu ban.

– Số lượng học sinh bỏ học qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn còn cao so với một số trường trong tỉnh.

  1. b) Về đội ngũ giáo viên

– Một số giáo viên chưa quan tâm, chưa chủ động trong việc tiếp cận và sử dụng hay bổ sung hợp lý các phương tiện, trang thiết bị và công nghệ thông tin trong dạy học.

– Một số giáo viên chỉ chú trọng, tập trung vào việc hoàn thành chương trình chưa sáng tạo, nhạy bén và chưa chú tâm vào đổi mới phương pháp giảng dạy.

  1. c) Nhân viên

Khả năng hợp tác, phối hợp trong công việc còn hạn chế vì mỗi người một chuyên môn riêng, nên chỉ phối hợp, giúp đỡ nhau trong một số công việc cụ thể đơn giản.

  1. d) Cán bộ quản lý và cán bộ chủ chốt

Lực lượng tổ trưởng chuyên môn đa số vững tay nghề, có chuyên môn tốt nhưng đôi lúc còn nể nang, cả nể khi đồng nghiệp không nhận nhiệm vụ. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nhóm chưa thường xuyên.

  1. e) Về cơ sở vật chất, trang thiết bị

– Các thiết bị dạy học hư hỏng nhiều lúc chưa sửa chữa, bổ sung kịp thời như: máy tính, các thiết bị dạy học khác, …

– Phong trào tự làm đồ dùng dạy học trong giáo viên triển khai chưa hiệu quả.

– Giáo viên chưa khai thác hết công năng của các thiết bị hiện có để phục vụ công tác dạy và học.

3.2.2. Một số nguyên nhân

– Một số giáo viên chỉ tập trung vào truyền thụ kiến thức mà chưa chú trọng đến việc thông qua dạy chữ để dạy người. Vì vậy, hiệu quả rèn luyện hạnh kiểm và kỹ năng sống cho học sinh còn hạn chế.

– Cán bộ quản lý thường chú tâm vào những công việc cụ thể để hoàn thành kế hoạch đề ra; chưa chú trọng đến việc đăng ký tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo và quản lý.

– Một bộ phận phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em, hầu như giao hẳn cho nhà trường; một số phụ huynh buộc con em chọn ngành nghề theo ý của bố mẹ, chưa thực sự quan tâm đến năng lực, sở trường nên việc học tập cũng như chọn ngành nghề của học sinh đạt hiệu quả chưa cao; một số phụ huynh thì lại nuông chiều con cái quá mức làm hạn chế việc tự chủ của các em trong học tập, trong rèn luyện kỹ năng sống, …

  1. Các nội dung chủ yếu và nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường trong giai đoạn 2020 – 2025 và tần nhìn đến năm 2030

– Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên; giáo dục thái độ, động cơ học tập cho học sinh.

– Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường như:

+ Giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.

+ Quản lý học sinh, đánh giá học lực và hạnh kiểm.

+ Quản lý nhân sự.

+ Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất, thiết bị, …

– Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của học sinh. Tăng cường công tác hỗ trợ, tư vấn của giáo viên cho học sinh.

– Tăng cường quản lý chuyên môn, nghiệp vụ đầu tư và phát triển công tác chuyên môn cho toàn trường.

– Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

– Đổi mới, nâng cao hiệu quả đào tạo học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho các học sinh trong nhà trường.

– Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, cải tạo sân chơi bãi tập, xây dựng môi trường sư phạm văn minh, lịch sự.

– Nâng cao hiệu quả hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

– Xây dựng nét đặc trưng truyền thống của nhà trường.

– Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh.

– Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và nhân viên theo đúng định mức tiêu chuẩn và phấn đấu tăng tỷ lệ giáo viên trên chuẩn. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Quan tâm việc cử giáo viên tham gia ôn tập và thi các lớp cao học chuyên ngành, cử cán bộ quản lý tham gia các lớp nghiệp vụ Quản lý giáo dục và các lớp Lý luận chính trị.

– Chú trọng ứng dụng CNTT trong công tác quản lý.

– Quan tâm công tác xã hội hóa giáo dục, chú trọng huy động các nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển nhà trường và hỗ trợ học sinh học tập tốt.

  1. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC
  2. Sứ mệnh

1.Tạo dựng một môi trường giáo dục an toàn – thân thiện – năng động và sáng tạo để học sinh, giáo viên được phát huy tối đa khả năng của bản thân từ đó đáp ứng được yêu cầu đổi mới ngày càng cao của xã hội.

  1. Tạo ra các thế hệ học sinh năng động, phát triển toàn diện đức – trí – thể – mĩ. Coi trọng giáo dục lý tưởng, đạo đức với phương châm “Thành người trước khi thành tài”.
  2. Nâng cao chất lượng văn hóa đại trà và mũi nhọn, tạo điều kiện để mỗi học sinh có cơ hội phát triển năng lực và tư duy sáng tạo, nhạy bén trong cuộc sống, biết nắm bắt cơ hội để tỏa sáng và thành công.
  3. Ứng dụng tư duy giáo dục hiện đại trên nền tảng giáo dục truyền thống. Phấn đấu xây dựng Trường học hạnh phúc, đổi mới và sáng tạo.
  4. Tầm nhìn
  5. Đến năm 2022:

– Ổn định và phát triển, đáp ứng mong mỏi của phụ huynh, nhân dân và chính quyền địa phương.

– Đạt trường Chuẩn quốc gia giai đoạn 2.

  1. Đến năm 2025:

– Hội nhập nhanh, phát triển về quy mô và chất lượng để góp phần đóng góp vào thành tích của ngành GD&ĐT tỉnh nhà.

– Khẳng định được vị trí và thương hiệu của nhà trường, là điểm đến tin cậy của phụ huynh, là ngôi trường hạnh phúc của tập thể CB- GV- NV và học sinh.

  1. Đến năm 2030:

Vươn tới tầm cao mới, đáp ứng được yêu cầu đổi mới ngày càng cao của xã hội.

III. Hệ thống giá trị cốt lõi.

Được thể hiện trên hệ thống logo, khẩu hiệu của nhà trường.

  1. Đối với các thầy cô.

Xây dựng trường học văn hóa, hạnh phúc để mỗi ngày đến trường là một niềm vui.

Xây dựng hình ảnh nhà giáo mẫu mực, là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo.

Biết khơi nguồn ước mơ và thắp sáng những tiềm năng của học trò.

  1. Đối với học trò.

Phấn đấu cho các giá trị cốt lõi:

– Lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc;

– Lòng nhân ái, lòng tự trọng;

– Đoàn kết, tính trung thực;

– Sự hợp tác, tinh thần trách nhiệm;

– Tính sáng tạo, khát vọng vươn lên;

– Tính kiên trì;

– Năng động;

– Hòa nhập.

  1. Các phẩm chất của công dân toàn cầu học sinh nhà trường hướng đến: Ham hiểu biết; giàu kiến thức; có phương pháp tư duy khoa học; có kĩ năng giao tiếp, ứng xử; có tinh thần cởi mở; có tính kỉ luật; biết cách cân bằng cuộc sống; biết quan tâm đến bản thân, gia đình và cộng đồng.
  2. Logo của nhà trường:

Hình thượng cách điệu chữ NL5, có 5 ngôi sao thể hiện mục tiêu chất lượng.  Trường được thành lập năm 2006.

Hình ảnh khái quát là cánh chim và ngọn đuốc. Cánh chim màu xanh thể hiện cho khát vọng hòa bình, ngọn  lửa thể hiện sự cho sự tỏa sáng, soi đường hướng dẫn của thầy cô cho HS, đồng thời đó cũng là nhiệt huyết của đội ngũ nhà trường, phía trước và được bay xa của các thế hệ học sinh. Cánh chim và con đường cũng có thể hình dung là quyển vở đang được lật tùng trang để tiếp thu tri thức nhân loại. Nhờ đó mà tiềm năng của các thế hệ học trò sẽ được thắp sáng, hoài bão của học trò sẽ được thành công, cập bến bờ vinh quang.

BGH nhà trường đưa hệ thống giá trị cốt lõi lên các logo và khẩu hiệu để trang trí xung quanh trường với mong muốn bất cứ ai khi nhìn thấy cũng đều phấn đấu hết mình vì mục tiêu phía trước, vì thương hiệu của một nhà trường mang tên Trường THPT Nghi Lộc 5.

  1. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

1.Mục tiêu chung

Xây dựng đội ngũ giáo viên vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ; thống nhất trong tư tưởng và hành động; tự tin, nhạy bén, linh hoạt, có tâm huyết với nghề, yêu trường, yêu lớp và đáp ứng được yêu cầu phát triển, đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên tất cả các mặt Đức – Trí – Thể – Mỹ; chú trọng giáo dục các giá trị trung thực, tự tin, có khát vọng vươn lên, nhạy bén, thích nghi với mọi hoàn cảnh; biết tôn trọng, biết lắng nghe và bày tỏ chính kiến của mình.

Xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, có cơ sở vật chất đầy đủ để đáp ứng nhu cầu dạy và học; tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, trở thành một trong những trường tiên tiến, hiện đại, góp phần thúc đẩy nền giáo dục phát triển nhanh, mạnh, bền vững hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

  1. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu ngắn hạn

Duy trì và nâng cao chất lượng trường đạt chuẩn quốc gia, thực hiện nghiêm túc công tác kiểm định chất lượng giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn học sinh giỏi cấp tỉnh, xây dựng thương hiệu, uy tín về chất lượng giáo dục cho nhà trường.

2.2. Mục tiêu trung hạn

Từ năm 2020 đến năm 2025, phấn đấu đạt các mục tiêu sau:

– Nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiêu chuẩn duy trì kết quả kiểm định chất lượng giáo dục để đạt kiểm định mức 3, đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.

– Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp 25 trường có chất lượng cao trong Tỉnh.

– Nhà trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến trở lên.

2.3. Mục tiêu dài hạn

Từ năm 2025 đến năm 2030, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:

– Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp 20 những trường có chất lượng cao trong Tỉnh. Phấn đấu nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được tặng Bằng khen UBND Tỉnh và hình thức khen thưởng cao.

– Duy trì công tác kiểm định chất lượng giáo dục đạt cấp độ 3, trường đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2.

– Có quy mô học sinh ổn định, phát triển và hội nhập giáo dục khu vực và quốc tế.

  1. Chỉ tiêu .

Đội ngũ cán bộ, giáo viên

– Nhà trường đảm bảo đủ về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo chuẩn quy định. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và có trên 40% trên chuẩn vào năm 2025, 100% giáo viên trong nguồn quy hoạch được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục và có trình độ trung cấp chính trị vào năm 2025.

– Tất cả cán bộ quản lý được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục  theo định kỳ.

– Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

– Cán bộ, giáo viên, nhân viên  sử dụng thành thạo máy tính phục vụ cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình.

– Hàng năm, có 40% giáo viên tham gia Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên giỏi cấp trường

– Trong những năm Sở GD&ĐT tổ chức Hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, giáo viên giỏi cấp Tỉnh có 90% giáo viên tham gia dự thi được công nhận.

– Đánh giá xếp loại hàng năm đối với cán bộ, viên chức đạt 100% hoàn thành  nhiệm vụ trở lên, trong đó có 95% đạt loại hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Học sinh

– Qui mô: Trường hạng I (Trường miền núi – từ 24 lớp trở lên)

– Học lực:

+ Số học sinh xếp loại Giỏi đạt từ 15% trở lên;

+ Số học sinh xếp loại Khá đạt từ 55% trở lên;

+ Số học sinh xếp loại Yếu, kém không quá 1%;

+ Tỷ lệ học sinh khối 12 đậu tốt nghiệp 98% trở lên;

+ Tỷ lệ học sinh đậu Đại học 80%  học sinh có nguyện vọng xét tuyển trở lên;

+ Học sinh giỏi cấp tỉnh tăng số lượng qua từng năm học;

– Hạnh kiểm:

+ Số học sinh xếp hạnh kiểm Khá, tốt từ 98% trở lên;

+ Số học sinh xếp hạnh kiểm Yếu dưới 1%.

– Tỷ lệ học sinh bỏ học dưới 1%.

Cơ sở vật chất

– Lát gạch toàn bộ sân trường; xây dựng, sửa chữa, nâng cấp khuôn viên trường tạo cảnh quan sư phạm với môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn”.

– Tham mưu với các cấp lãnh đạo để xây dựng thêm sân chơi bãi tập, nhà thi đấu, hồ bơi, …

– Bổ sung trang thiết bị phục vụ dạy học, thực hiện tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục và đăng ký công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.

– Xây dựng Thư viện đạt chuẩn, Thư viện tiên tiến.

– Các phòng Tin học, thí nghiệm, phòng đa năng được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại, trang bị camera tất cả các hành lang, phủ sóng wifi toàn trường.

TT Các mục tiêu 2020-2021 20212022 20222023 20232024 20242025
1  Mỗi lớp có một phòng học riêng biệt 100% 100% 100% 100% 100%
2  CSVC phục vụ giảng dạy, học tập 60% 70% 80% 90% 100%
3 Số giáo viên thực hiện tốt đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới 80% 90% 100% 100% 100%
4  Số giáo viên có trình độ sau đại học 13% 15% 20% 25% 30%
5  Thư viện đạt chuẩn x x
6  Thư viện tiên tiến x x x
7 HS tích cực tham gia các hoạt động chính khóa và ngoại khóa 80% 90% 100% 100% 100%
8 Tính chuyên nghiệp trong hoạt động của tổ bộ môn 70% 80% 90% 100% 100%
9 Số GV tập huấn về kỹ năng hỗ trợ, hướng dẫn nghiệp vụ 70% 80% 90% 100% 100%
  1. Phương châm hành động:

“Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường”

  1. CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
  2. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ

– Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.

– Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế, các văn bản về mọi hoạt động trong trường học, tạo cơ sở pháp lý để nhà trường hoạt động.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, mạnh về chất lượng; có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn giỏi, có trình độ Tin học, Ngoại ngữ; có đạo đức nhà giáo, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, trách nhiệm với nhà trường.

– Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

– Định kỳ đánh giá và ghi nhận chất lượng, kết quả hoạt động của cán bộ, giáo viên, nhân viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng kịp thời đối với những cán bộ, giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.

– Tạo môi trường làm việc năng động, sáng tạo thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên an tâm công tác, cống hiến và gắn kết với nhà trường.

– Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có lý tưởng, có mục tiêu sống đúng, có được những kỹ năng sống cơ bản.

– Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo định hướng đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục và trường chuẩn quốc gia.

  1. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất

– Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, kỹ năng sống. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.

– Tăng cường công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia. Tăng cường bồi dưỡng học sinh yếu kém còn hạn chế về năng lực nhận thức, kết quả học tập.

  1. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học

– Tham mưu lãnh đạo Sở GD&ĐT đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; bảo quản và sử dụng hiệu quả, chất lượng.

– Tập huấn cho giáo viên sử dụng và khai thác tốt các trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, tivi…..

– Phân công CBQL, theo dõi sử dụng và bảo quản tốt cơ sở vật chất thiết bị dạy học.

– Hàng tháng sơ kết đánh giá công tác sử dụng thiết bị dạy học và thực hành thí nghiệm của từng giáo viên.

  1. Tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý

– Tổ chức tập huấn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên sử dụng thành thạo các phần mềm như: phần mềm quản lý nhân sự, quản lý học sinh, kế toán, thư viện, thiết bị, xếp thời khoá biểu, các phần mền dạy học trực tuyến để áp dụng tốt trong công tác giảng dạy cũng như công tác quản lý.

– Chỉ đạo mỗi tổ chuyên môn, mỗi GV phải đăng ký sử dụng thư điện tử, tạo nhóm Zalo, Facebook…để trao đổi tài liệu tham khảo và báo cáo, thông tin trong công tác.

– Đầu tư mua sắm trang thiết bị tin học, máy chiếu, nâng cao đường truyền internet, wifi, mở rộng mạng nội bộ, tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt các bài giảng điện tử và khai thác tốt mạng internet để học tập, tham khảo tài liệu.

– Duy trì nâng cao hiệu quả trang thông tin điện tử của trường thường xuyên để tạo điều kiện tốt hơn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cũng như hỗ trợ tốt công tác giảng dạy của giáo viên trong trường.

  1. Thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục

– Hằng năm củng cố Ban đại diện cha mẹ học sinh (CMHS) ở các lớp và của trường; tạo điều kiện và hỗ trợ để Ban đại diện CMHS hoạt động có hiệu quả.

– Phối hợp chặt chẽ với hội khuyến học, Ban đại diện CMHS thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục. Vận động đóng góp cơ sở vật chất xây dựng trường lớp, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện học tập.

– Phối hợp với các ngành liên quan làm tốt công tác giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, bạo lực học đường, phòng chống các tệ nạn xã hội trong nhà trường.

– Phối hợp chính quyền địa phương xây dựng tốt phong trào xã hội học tập, Tổ dân phòng khuyến học để phối hợp cùng gia đình học sinh quản lý tốt việc học tập, sinh hoạt của học sinh ngoài thời gian học tập tại trường.

  1. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường-gia đình-xã hội; giao lưu, hợp tác quốc tế

– Tăng cường công tác tham mưu với Sở GD&ĐT, Huyện ủy, UBND huyện Diễn Châu để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường cải thiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ các hoạt động giáo dục, giáo dục quốc tế.

– Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền tới CMHS tham gia BHYT, BHTN cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động y tế học đường.

– Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị-xã hội ở địa phương ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.

  1. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục; xây dựng thương hiệu nhà trường

– Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng hình ảnh của nhà trường.

– Xây dựng hình ảnh và tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường

  1. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
  2. Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện

1.1. Nhà trường

– Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch chiến lược gồm: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Thư ký hội đồng, Bí thư Đoàn trường, Bí thư chi đoàn giáo viên, Tổ trưởng chuyên môn.

– Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

– Triển khai Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh, học sinh và các tổ chức cá nhân có liên quan đến nhà trường.

– Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả, sơ kết công tác triển khai thực hiện qua từng năm học, từng giai đoạn, rút ra bài học kinh nghiệm, để từ đó điều chỉnh Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường cho phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.

1.2. Lộ trình thực hiện: 3 giai đoạn

Giai đoạn 1: Từ năm 2020 – 2022 : Tiếp tục xác lập nền nếp kỷ cương theo tiêu chuẩn và đưa các hoạt động giáo dục vào nền nếp, thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường chuẩn quốc gia mức cao hơn.
Đánh giá năng lực giáo viên một cách công khai, củng cố đội ngũ giáo viên hiện có, tăng cường lực lượng giáo viên trẻ, đào tạo giáo viên trên chuẩn đảm bảo đến năm 2025 có 50% trở lên giáo viên có bằng thạc sỹ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Bồi dưỡng giáo viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Quảng bá nhà trường dưới nhiều hình thức.

Giai đoạn 2: Từ năm 2022 – 2025: Khẳng định uy tín và hình ảnh của nhà trường là một cơ sở giáo dục có uy tín trong ngành giáo dục, giáo dục toàn diện có chất lượng cao. Tiếp tục công tác đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, giữ vững chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng mũi nhọn, tăng cường giáo dục kỹ năng cho học sinh. Kết quả tốt nghiệp THPT nằm trong top 20 của Tỉnh.

Giai đoạn 3: Từ năm 2025 – 2030: Thực hiện các sứ mệnh của chiến lược phát triển nhà trường : “ Tạo dựng được môi trường học tập về nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục cao, học sinh có động cơ học tập tốt, chăm ngoan, lễ phép, biết tự lập để khắc phục khó khăn của bản thân và gia đình vươn lên học khá, học giỏi; có năng lực phát triển toàn diện, biết tự đào tạo để có năng lực học tập suốt đời”.Có đầy đủ đội ngũ giáo viên dạy cơ bản và dạy nâng cao, hằng năm có trên 70% giải học sinh giỏi cấp tỉnh, kết quả thi tốt nghiệp đạt điểm cao nằm trong top 20 của Tỉnh Nghệ An.

1.3. Nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo

1.3.1. Hiệu trưởng

– Trưởng ban chịu trách nhiệm điều hành và chỉ đạo thực hiện.

– Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch chiến lược đến từng cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.

– Tổ chức kiểm tra, đánh giá triển khai, thực hiện Kế hoạch từng năm học, từng giai đoạn.

1.3.2. Phó Hiệu trưởng phụ trách dạy và học

Phó ban, theo dõi chỉ đạo kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động dạy và học; chỉ đạo công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, xây dựng các nội dung hoạt động của tổ chuyên môn. Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu và theo dõi đôn đốc thực hiện, tổ chức các hội thảo chuyên đề theo quy định.

1.3.3. Phó Hiệu trưởng phụ trách Cơ sở vật chất và ANTH

Phó ban, chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; xây dựng kế hoạch rèn luyện hạnh kiểm và nhân cách cho học sinh; chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh.

Chỉ đạo kiểm tra, sửa chữa, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để đáp ứng nhu cầu dạy và học; vệ sinh trường, lớp, chăm sóc cây cảnh tạo môi trường sạch sẽ, thoáng mát an toàn, thân thiện.

1.3.4. Thư ký Hội đồng

Hỗ trợ các phó ban thiết lập hồ sơ theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm, tham mưu, đề xuất các nội dung của kế hoạch. Thông báo các thông tin cần thiết cho hội đồng sư phạm.

1.3.5. Chủ tịch Công đoàn

Chỉ đạo hoạt động của các tổ Công đoàn thực hiện có hiệu quả Kế hoạch; giúp đỡ, hỗ trợ và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, xem xét đánh giá thi đua và đề xuất khen thưởng cuối năm, cuối giai đoạn. Chú trọng vào các hoạt động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.

1.3.6. Bí thư Đoàn trường

– Xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh để quản lý học sinh. Rèn luyện, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, duy trì hoạt động các câu lạc bộ ATGT, câu lạc bộ kỹ năng mềm, thành lập đội văn nghệ xung kích, tạo ra những sân chơi bổ ích khác cho học sinh.

– Động viên các đoàn viên, các chi đoàn lớp hưởng ứng tích cực phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, xây dựng nhà trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn.

1.3.7. Tổ trưởng chuyên môn

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thành viên trong tổ; đẩy mạnh các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, tích cực áp dụng triệt để các phương tiện, thiết bị vào trong giảng dạy, hạn chế những tiết dạy không có đồ dùng dạy học, … chỉ đạo kiểm tra, đánh giá, phân loại giáo viên, nâng cao chất lượng của bộ môn.

1.3.8. Nhóm Văn phòng

Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ, chú trọng các biện pháp để đổi mới nâng cao chất lượng phục vụ hoạt động dạy và học, phục vụ nhân dân; thực hiện nghiêm túc quy chế một cửa, có kế hoạch quản lý hồ sơ, sổ sách khoa học; nâng cao chất lượng công tác phục vụ đáp ứng nhu cầu đổi mới của nhà trường.

1.3.9. Tổ trưởng Công đoàn

Phối hợp với Tổ trưởng bộ môn, động viên đội ngũ tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy; mạnh dạn đề xuất các ý tưởng đổi mới sáng tạo, đề xuất khen thưởng các cá nhân điển hình tiên tiến của tổ.

1.3.10. Giáo viên chủ nhiệm

Phối hợp chặt chẽ ba môi trường nhà trường – gia đình – xã hội để giáo dục và rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh; tổ chức và hưởng ứng các phong trào thi đua, tổ chức các hoạt động để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; thường xuyên bám lớp, theo dõi để giúp đỡ, hỗ trợ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, những học sinh nghèo vượt khó trong học tập và rèn luyện.

  1. Phương thức kiểm tra, đánh giá

2.1. Cơ sở pháp lý

Dựa trên các văn bản pháp quy hiện hành, đồng thời thường xuyên cập nhật kịp thời các văn bản mới có hiệu lực để điều chỉnh kế hoạch hoạt động của trường cho đúng quy định của pháp luật, cụ thể:

– Luật Luật Giáo dục 2019, số 43/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2019.

– Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020 ngày 15/9/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường học. Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy định phòng học bộ môn.

– Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GDĐT về đánh giá xếp loại học sinh trung học. Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2.2. Giải pháp

– Sau mỗi năm học tổ chức kiểm tra, đánh giá lại các chỉ tiêu của Kế hoạch, điều chỉnh các giải pháp để tiếp tục triển khai, thực hiện để Kế hoạch đạt được kết quả như đã đề ra.

– Cuối năm 2022 tổ chức sơ kết giai đoạn 1, xem xét đánh giá những mặt đạt được, những hạn chế, nguyên nhân hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm, điều chỉnh các giải pháp cho phù hợp tình hình thực tế của nhà trường.

  1. Các cơ sở đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch

3.1. Đối với học sinh.

– Căn cứ kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối năm; kết quả tốt nghiệp trung học phổ thông, trúng tuyển đại học, cao đẳng và kết quả đạt giải các hội thi, cuộc thi để đánh giá;

– Căn cứ kết quả hoạt động phong trào của các cá nhân, các tập thể; hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa, trò chơi dân gian, trò chơi khoa học và các hoạt động Văn – Thể – Mỹ.

3.2. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên

– Các hoạt động thực tiễn của giáo viên trong suốt năm học như kết quả thao giảng, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, kết quả phụ đạo học sinh yếu, kém, kết quả học tập của các lớp được phân công phụ trách.

– Kết quả tham gia các cuộc thi, hội thi, kết quả sáng kiến, kết quả các hoạt động ngoại khóa của tổ chuyên môn, của nhà trường.

– Kết quả tham gia các phong trào của các đoàn thể.

– Kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức và kết quả thi đua cuối mỗi năm học.

  1. KẾT LUẬN
  2. Kế hoạch chiến lược là văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và phát triển giáo dục của nhà trường về mọi mặt đúng hướng trong tương lai (giai đoạn 2020 – 2025 và định hướng tầm nhìn đến năm 2030); giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch hàng năm.
  3. Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong xây dựng một nhà trường phát triển vững mạnh về mọi mặt, xây dựng một thương hiệu, một địa chỉ giáo dục đáng tin cậy của huyện Diễn châu và tỉnh Nghệ An.
  4. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển mạnh mẽ, có nhiều sự thay đổi về kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung qua từng năm, từng giai đoạn cho phù hợp. Kế hoạch chiến lược này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2020 – 2025 và cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững.
  5. KIẾN NGHỊ
  6. Đối với UBND huyện Nghi Lộc.

Quan tâm đầu tư cho nhà trường về cơ sở vật chất và hỗ trợ kinh phí tổ chức, hoạt động phù hợp với thực tế của địa phương và nhà trường.

  1. Đối với Sở GD&ĐT Nghệ An

Tham mưu với UBND Tỉnh tạo mọi điều kiện để trang bị kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học, tuyển dụng đủ và đạt chuẩn đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên để trường thực hiện Kế hoạch chiến lược đã đề ra; chỉ đạo, giúp đỡ trường về cách tổ chức và thực hiện Kế hoạch chiến lược. (Đặc biệt cần quan tâm để nhà trường xây hệ thống nhà vệ sinh, hệ thống xử lý nước thải,…)

  1. Đối với nhà trường

Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh quán triệt đầy đủ Kế hoạch chiến lược đã xây dựng và đoàn kết, quyết tâm thực hiện thành công kế hoạch, xây dựng nhà trường xứng đáng với sứ mệnh, tầm nhìn và hệ thống giá trị cơ bản đã đề ra.

Trên đây là Kế hoạch chiến lược để phát triển trường THPT Nghi Lộc 5 giai đoạn 2020 – 2025 và tầm nhìn đến năm 2030, nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên và học sinh của nhà trường thực hiện kế hoạch có hiệu quả. Trong quá thực hiện kế hoạch có nội dung nào còn vướng mắc đề nghị phản ảnh về Ban Chỉ đạo để giải quyết./.

 

DUYỆT CỦA GIÁM ĐỐC SỞ GD&ĐT

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………,

ngày ……. tháng ……. năm 2020

                                       GIÁM ĐỐC

TM. HỘI ĐỒNG TRƯỜNG

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

Đặng Đình Kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

MỤC TIÊU CÁC TỔ CHUYÊN MÔN ĐẾN 2025

 

Tổ Toán Tin KHTN KHXH Văn -Anh
Toán Tin Hóa Sinh Sử Địa GDCD Văn Anh
HSG 2021-2022 1kk, 1ba 1ba 1Ba 1Ba  1 kk 1Nhì1 Ba 1ba, 1 nhì 1ba, 1 nhì 1ba, 1 nhì 1 Nhì, 1KK 1 Ba,

1KK

2022-2023 1kk, 1ba 1kk 1ba

1kk

1nhì  1kk 2 nhì 2ba 2 ba 1 ba

1 nhì

1 KK, 1Ba 1Ba,

1 KK

2023-2024 2 ba 1ba 2 ba 1nhì

1ba

1Nhất, 1Ba 1ba, 1 nhì 1ba, 1 nhì 1ba, 1 nhì 1 KK, 1Ba 1 Ba,1 KK
2024-2025 1kk, 1nhì 1ba 1nhì

1ba

1nhì

1ba

1Nhất  1Nhì 2ba 2ba 2nhì 1 Nhì 1 Ba 1 Nhì,

1 KK

2025-2026 1ba, 1nhì 1ba 2 nhì 1nhất

1ba

1Nhất, 1Nhì 2ba 2ba 2nhì 1Nhì,1Ba 1Nhì,1 KK
Tốt nghiệp 2021-2022 6.4   6,5 7,0 6,0 5,8 7,0 8,5 7,11 5,16
2022-2023 6.6   7,0 7,2 6,2 5,9 7,5 8,5 7,2 5,2
2023-2024 6.7   7,2 7,4 6,5 6,0 7,5 8,5 7,3 5,3
2024-2025 6.9   7,3 7,5 6,6 6,1 7,5 8,5 7,25 5,5
2025-2026 7.0   7,5 7,6 6,8 6,2 7,5 8,5 7,3 6,1

 

 

 

 

DANH SÁCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT

NHIỆM KỲ 2020-2025

(Kèm theo kế hoạch số            /KH-THPTNL5 ngày       tháng      năm 2020)

TT Họ và tên Chức vụ, trình độ hiện nay Quy hoạch
Chức vụ

hiện tại

TRình độ CM Lý luận chính trị Chức vụ

Quy hoạch

Thạc sỹ LLCT

Trung cấp

QL

Giáo dục

1 Lê Thị Mai Linh CUV- Tổ phó Đại học SC PBT, PHT 2021 2021 2022
2 Lê Văn Hảo CUV-BTĐT Đại học SC PBT 2024 2021 2023
3 Nguyễn Văn Lý Tổ trưởng Đại học SC PHT 2021 2022 2021
4 Trần Hữu Quỳnh P.BTĐT Đại học SC CUV 2023 2022 2023
5 Trần Bá Văn Giáo viên Đại học SC CUV 2023 2023 2033
6 Nguyễn Thị Loan P.CTCĐ Đại học SC CUV 2025 2023 2024
7 Nguyễn Thị Tiến Tổ trưởng Đại học SC     2024 2022
8 Nguyễn Mạnh Hùng Tổ phó Th. Sỹ SC     2024 2024
9 Hoàng Thị Phương Tổ phó Th.Sỹ SC PHT   2022 2021
10 Nguyễn Thị Long Tổ trưởng Th.sỹ SC     2025 2022
11 Nguyễn Đình Chung Tổ trưởng Đại học SC   2025 2025  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.